LS Q.Sự Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương 50

  1. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 35: Biến bị động thành chủ động.
    Vì dân Việt cổ sống quanh những thành trì sẽ có người biết nói tiếng Hán, đây là công lao của tên Sĩ Nhiếp và những hán dân lưu lạc qua Giao chỉ. Vậy nên trong quân mới thu nhập từ dân Khúc Dương của Nguyên Quốc có khá nhiều người biết nói tiếng Hán. Lúc này đây một kẻ như vậy đang đứng ra mà hô to theo lời chỉ của Nguyên Quốc :
    - Chủ công chúng ta cho các ngươi 2 tuần. Hôm nay đã quá hạn 3 ngày. Giờ đây chủ công nhân từ cho các ngươi một nén hương để suy nghĩ đầu hàng. Nếu vẫn còn ngoan cố thì lúc phá thành sẽ chém hết không tha.... Trước đó chúng ta sẽ cho lũ giặc Bắc ngu ngốc các ngươi biết sức mạnh của Việt Tộc.
    Tiếp theo lời nói của tên này là một loạt 4 viên đạn đá đồng nặng 20kg bay thẳng về phía cổng và lâu thành phía trên cổng của thành Khúc dương. Máy bắn đá độ chính xác không cao thế nhưng nếu có bắn dò đường thì loạt đạn thứ hai sẽ khá tốt. Còn vì sao dùng đạn đồng mà không dùng đạn đá, đơn giản Nguyên Quốc dang thừa đồng, mà đúc đạn đồng còn nhanh hơn là đẽo đá cho tròn. Đạn đồng còn có gai, sức sát thương và tàn phá lớn. Tất nhiên nếu thủy chiến thì choi đạn đá, vid thủy chiến không thể thu hồi lại đạn dược, nhưng công thành chiến thì lại dùng tốt, vì nó chả mất đi đâu.
    Bốn viên đạn thì có 2 viên đạp vào cửa thành từ khoảng cách 200m. Làm cho cánh cửa gỗ long lên xòng sọc. Một viên đập trượt vào thành đất mà cắm sâu vào đó khiến cho cả những người đứng trên lâu thành cũng cảm thấy đang rung lên bần bật. Quả còn lại vì chỉnh độ cao quá lớn mà bay vọ qua thành lâu. Chứng tỏ một điều lực bắn của máy bắn đá này phải trên 200m.
    Phía quân đội Đại Việt thì hoan hô vỗ tay ầm ĩ, họ thấy chủ công đúng là đệ tử tiên nhân chế cái gì ra cũng rất là cường đại. Tiến hô “ SÁT, SÁT... SÁT” bằng tiếng Hán vang lên tung trời.
    Còn về mấy tên pháo thủ máy bắn đá Catapult thì rất đặc sắc, có hai nhóm pháo thủ thì ngửa mặt lên trời dươn dương tự đắc,một nhóm vẻ mặt tiếc nuối, nhóm còn lại thì xấu hổ mà lúi húi nạp đạn, chỉnh lại góc bắn. Cứ như vậy ầm ầm qua ba lượt thì cổng thành cũng bị đập vỡ tan tành.
    Đến lúc này tên biến tiếng Hán lại xông ra một lần nữa.
    - Thời gian đã hết... Các ngươi ngoan cố như vậy thì đành giết hết....
    Quân Đại Việt ào ào xông lên khí thế như sấm, phóng lên trước tiên là Kị ngưu và thớt Voi chiến. Nhìn thì hùng hổn nhưng tốc độ không cao vì Nguyên Quốc đã dặn rồi, không đánh thật chỉ hù dọa mà thôi. Nếu chúng không đầu hàng thì rút quân lại mà chế tạo thêm Catapult rồi bắn vỡ một đoạn thành mới tấn công chỉ vỡ cái cổng thì lối vào quá hẹp nếu chiến đấu sẽ có nhiều thương vong.
    Nhưng Nguyên Quốc lần này nhầm mẹ nó rồi. Lũ này không lựa chọn chiến đấu cũng không chọn đầu hàng mà quyết định chạy về phía cổng Bắc. Đến ngay cả Lục Kiên cũng chạy hướng đó, mặt dù hắn biết với quãng đường cả ngàn Km thì hắn không thể đi đường bộ mà về Đông ngô được. Nhưng thà là vậy vẫn có hi vọng sống. Hắn không chịu nổi mối nhục bị bắt sống. Ngoài ra Lục Kiên cũng có hi vọng chiến đấu tiếp với Nguyên Quốc vì 200km về phía bắc là thành nhỏ Ninh Hải với trú đóng 300 quân. Nếu như Lục Kiên hắn có thể liên hệ được với Hợp Phố và đội chiến Hạm tai Cửa Nam Triệu thì hoàn toàn có đủ binh lực mấy ngàn người , lúc đó đánh một trận cùng quân giặc Nam tại Khúc Dương không phải là không thể. Lúc này Lục Kiên đang hận mình tại sao không rút lui sớm hơn, trước khi đi đốt hết cả lương thực trong thành có phải tốt không. Nhưng tên Lục Kiên Này cũng ôm ý may mắn mấy thám tử hắn phái đi có thể lien lạc được thủy quân tại Nam Triệu và thành lớn Kê Từ vậy nên hắn mới không chơi bài đốt thành bỏ trốn. Lúc này rút lui quá vội nên hắn cũng không kịp làm gì. Đến cả thư từ quân trang địa đồ chiến lược v.v… hắn còn không kịp mang. Binh sĩ Dương Việt thì khí giới năngj và vướng như Thuẫn và Mâu cũng vứt hết lại mà chạy cho nhanh vậy.
    Còn về phía Nguyên Quốc chần chờ không quyết thế nên đến lúc phát hiện ra có biến thì quân Đông Ngô đã vọt khỏi thành và chạy biến rồi. Với thời này thì rất kho đuổi theo. Nếu Nguyên Quốc giờ này có 200 kị binh dùng cung tên thì hắn sẵng sang cử đi mà tỉa chết bọn chúng, nhưng hắn chỉ có 50 Kị không cung tên mà thôi. Như vậy có phái đi cũng mệt công nhất là lũ Dương Việt chạy vào rừng thì chả biết mèo nào cắn mỉu nào.
    Thành đất Khúc Dương hình vuông rộng dài đều là tầm 800m đủ để vài ngàn quân chen chúc trú đóng. Xưa kia nơi này xung quanh có đến 6 ngàn dân sinh sống nhưng bị tand sát cướp bóc li tán tứ phương, giờ đây chỉ còn lại hơn 2000 người mà thôi . Lúc chiến tranh Sĩ Huy đã tăng binh cho nơi này lên tới 4000 vậy mà chỉ trong một buổi sang bị đồ sát cho không còn. Quả thật chiến tranh là cái máy nghiền thịt khổng lồ. Mà người chịu khổ nhiều nhất chính là bá tánh vô tội.
    Tiếp nhập thành trì tức là Đại Việt bộ lạc đã có mảnh đất cắm rùi, không những thế mảnh đất này khá là xôm. Nói chung nơi này là cửa ngỏ để liên thông quân từ Uất Lâm, Nam Hải và Thương Ngô xuống Giao chỉ vậy nên nơi này cũng coi như một kho vật tư của quân Đông Ngô. Nếu không phải vậy thì với 1 vạn quân phân bố tại 10 thành trị miền bắc thì có đến 1,7 ngàn quân tập trung tại đây. Đội chiến hạm đông ngô muốn vào cửa Nam triệu thì phải đi qua Vịnh Bái Tử Long của Vân Đồng, sau đó là đi qua thành Khúc Dương ( *1 xem chú thích phía dưới) rồi mới tiến vào Vịnh Lạ Long( lúc này không có tên vịnh hạ long mà là Vịnh Lục Hải) sau đó thì đi thẳng vào cửa Nam TRiệu ( Sông Bạch đằng). Cũng chính vì thế nơi đây là điểm huyết mạch cho cả thủy lẫn bộ trong cuộc chiến Tôn - Sĩ hai nhà,do đó vật tư cùng lương thực nơi đây khá là khủng. Thứ nhất nó vừa có lương của Đông Ngô theo thuyền chiến vận chuyển đến, thứ hai là những lương thực đánh cướp toàn vùng đều tụ tập nơi đây. Khiến cho lương thực nơi này đủ nuôi 5000 quân trong 6 tháng trời. Mà tổng số quân và đan của Nguyên Quốc chỉ vẻn vẹn gần 3000 chính vì thế lương thực không còn là mối lo thường trực của Đại Việt bộ lạc nữa.
    Điểm thứ hai đó là vật tư chiến đấu nơi này không ít, do việc chiến đấu thời này binh khí rất nhanh hỏng vật nên những thanh kiếm hai lưỡi và trường mâu mới tinh, cùng các giáo da nơi này cũng có một ít đủ trang bị cho một ngàn người. Đây là một con số cực xôm với quân của Nguyên Quốc lúc này đây.
    Vậy ra tính tổng cộng lúc hắn tiêu diệt 800 quân Đông Ngô ban đầu và chỗ vũ khí này thì Nguyên Quốc có thể trang bị cho gần 2000 quân sĩ. Nhưng đấy chỉ là dùng luôn mà không chế lại vì nếu chế lại vũ khí nhẹ hơn tinh xảo hơn thì rõ rang hắn có thể trang bị 3000 quân với vũ khí thép 100%. Nhưng đây chỉ là lý thuyết thôi, giờ có được vật tư đầy đủ thì vấn đề thiếu nhân lực lại à nhức trứng đối với gã xuyên việt này. Thời buổi dân cư thưa thớt như vậy đã chạy nạn vào rừng thì đố ngươi tìm thấy, 2000 người dân này Nguyên Quốc vớ được là cả một may mắn không thôi của hắn rồi. Còn nếu bảo giờ đây Nguyên Quốc dám dẫn quân đi đánh Kê Từ Thành không thì bố Nguyên Quốc cũng không dám. Vì đụng vào khu vực này là đụng vào cả một nhóm tôtr ông vò vẽ. Quân từ Băc Đài, Liên Lâu, An Định thậm chí là Mê Linh và thủy quân từ Nam Triệu đi thẳng vào Vạn Kiếp mà úp sọt hắn ngay lập tức. Một nhúm quân chưa đầy 1 ngàn mà gặp chừng ấy quân thì đảm bảo chết không chỗ chon thây. Mà đáng sợ nhất là thủy quân Đông Ngô với sức cơ động mãnh liệt, có thể chặn giết hắn ở bất kì chỗ nào nếu quân Đại Việt tiến về phía trung tram Đồng Bằng Bắc Bộ. Nhiệm vụ đặt ra là phải tiêu diệt đạo thủy quân này, và tốt nhất là chiếm được thuyền của chúng vậy thì sẽ biến bị động của quân Đại Việt thành thế chủ động, nó sẽ ứng với 1 trong 36 kế tôn tử " Phản khách vi chủ".
    Chú thích: *1 https://www.facebook.com/photo.php?...400.1073741827.100024025355502&type=3&theater
     
  2. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 36: Xây dựng một hệ tư tưởng
    Dẫn quan nhập thành tiếp theo là đến màn "đấu tố" rồi, nhưng Nguyên Quốc tổ chức đấu tố theo hình thức nhân đạo chứ không phải …. Có hơn 100 hán dân được tụ tập lại để tiến hành xét xử. Người làm quan tòa tất nhiên là Nguyên Quốc rồi. Những người dân sống xung quanh thành Khúc Dương thì quá rõ nhóm người này rồi. Ai tử tế, ai áp bức họ thì đều tại đó cả, nhóm quân sĩ Đông Ngô rút quá nhanh và quá triệt để làm cho những người này phản ứng không kịp mà đọng lại. Khi họ muốn chạy thì quân Đại Việt đã nhập thành rồi, ra vậy mới có tình cảnh lúc này đây.
    Xong màn kể tội của dân chúng mà màn định tội rồi. Nhưng đúng lúc này lão trung niên râu cá trê lao lên khóc lóc thảm thiết.
    - Bẩm thủ lĩnh minh xét, chúng hạ nhân chỉ là hạ nhân của Trương gia mà làm theo lệnh chủ thôi. Đã là chó thì lam sao được cãi chủ. Tên khốn ấy chạy rồi thì mong thủ lĩnh than cho chúng tiểu nhân một ngựa mà không giết.
    Tên này nói năng rất lưu loát hắn là hạ quản gia của nhà họ Trương. Nay Trương Hiên bỏ chạy cùng với Lục Kiên chính vi thế tên này bơ vơ mà quay qua mắng cả chủ nhân.
    - Ngươi đã là gia nhân của họ trương, tự ngươi nhận là chó của họ Trương, giờ ngươi quay lại cắt chủ loại người này ta cực ghét… quân đâu lôi tên này ra… xung vào làm nô khai thác than.
    Vậy mà Nguyên Quốc không giết, giết người để giải quyết vấn đề gì đâu. Sử dụng họ để tạo ra thêm lợi ích thì mới là khôn ngoan nhất. Đúng lúc này một tên trẻ tuổi mặt mày khá sáng sủa bò ra từ trong đám người mà thưa.
    - Bẩm đại nhân, người xử lý quả thật rất độ lượng làm học trò kính phục muôn phần, kính xin đại nhân cho học trò nói đôi lời được chăng.
    Vậy mà là một kẻ xưng học trò.. Cách ăn nói khá nho nhã thế nhưng trng phục của hắn lại là của nông dân hết sức bình thường kiểu chân lấm tay bùn. Khá thú vị Nguyên Quốc nhìn về phía hắn àm nói.
    - Ngươi tự xưng là học trò, chắc là người đọc qua sách vở… nói ra họ tên rồi trình bày. Ta cho ngươi đứng lên nói chuyện.
    Tên học trò này có vẻ ánh lên nét vui trên mặt sau đó lồm cồm bò dậy, phủi bụi bẩn trên quần áo, vuốt vuốt lại nếp nhăn sau đó mới chắp tay mà thưa.
    - Bẩm đại nhân, học trò họ Cao tên Thích tự Học Hiếu, là hàn môn đệ tử người nước Lỗ, vì trung nguyên binh đao loạn lạc lỡ phạm phải điều mà phải bỏ trốn qua đây. Nhưng quả thật học trò đến nơi này thì sinh hoạt như người dân cũng cày cấy nôi trồng, không hề gây tội với người dân nơi đây. Chuyện mà Học trò muốn thưa đó là những người dân tại đây đa phần là nạn dân chạy loạn đến Giao Châu, được Trương gia thu nhận. Trừ một số người như Quản Gia và Gia đinh từng nghe lệnh chủ mà ức hiếp Việt dân ra thì những người còn lại cũng sống bình thường như bao người Việt dân khác. Kính mong đại nhân soi xét…
    Ngẫm nghĩ một lát Nguyên Quốc liền hỏi những người ở dưới kia.
    - Các ngươi tự nghĩ mình là người hay là chó của họ phương như tên quản gia kia vừa nói?
    Mấy người Hán bên dưới run lẩy bẩy, họ không hiểu ý của vị thủ lĩnh bộ lạc này hỏi là có ý gì. Nhỡ may trả lời sai thì lại như vị quản gia kia bị đày đi khai thác than thì khổ.
    - Các ngươi có một khắc thời gian để trả lời. Ta không có thời gian tại đây để bàn luận nhiều với các ngươi. Còn ngươi Cao Thích, ngươi đi theo ta… ta sẽ dạy văn tự người Việt cho ngươi. Dạy "Nhân học" của người Việt cho ngươi. Nếu ngươi là người có ích ta sẽ trọng dụng….
    Thời gian từng lúc đi qua rồi đám Hán dân phía dưới cũng có những người huyết khí cương phương không chịu nổi mà gào thét lên:
    - Ta là người… không phải là chó… thủ lĩnh… ta là người….
    Có người nói thì như bệnh dịch mà lan qua cả nhóm người nhao nhao. Nguyên Quốc lúc này chỉ mỉm cười mà đưa tay ra lệnh ngưng lại. Cả đám Hán dân im bặt, lúc này Nguyên Quốc mới từ tốn mà nói với họ:
    - Ta cho các ngươi một lần nữa lấy lại tôn nghiêm mà làm người. Các ngươi dòng máu Hán, dòng máu Lạc Việt, Âu Việt hay các Việt tộc khác nếu đã vào bộ tộc của ta sẽ trở thành con dân của ta, tất cả đều công bình như nhau. Ai không muốn ở lại ta cấp cho chút lương thực mà tự rời đi. Ai ở lại thì phải lao động mới có ăn. Ruộng đất không có thì khai hoang, gia súc, vật dụng ta cấp cho các ngươi. Ai không thích làm nông thì có thể đi lính, ai có thể làm nghề thủ công thì đi làm nghề, ai có năng lực thì có thể làm quan.. Ở chỗ ta Sĩ, Nông, Công, Thương đều công bằng ai cũng như ai. Chỉ cần hữu ích với xã hội thì địa vị ngang hàng…. các ngươi đi hay ở tùy quyết. Riêng mấy gã gia đinh thì bị phạt cưỡng bức một năm lao động tại mỏ than, sau một năm có thể lựa chọn đi hay ở. Các ngươi có ý kiến?
    Đây là một việc làm hết sức nhân từ đối với những người Hán này rồi, vì nhóm này có trở về Trung Nguyên cũng là tứ cố vô thân mà thôi. Địa vị trước đây của họ là thàng nô con ở nhà họ Trương, nay thoáng một cái thì biến thành người tự do, có thể có nhà có ruộng có gia đình riêng. Có kẻ ngu ngốc cũng không dại mà rời đi. Mấy kẻ gia đinh thì cũng tự nhủ cố cải tạo cho tốt, hết thời hạn thì kiếm một mảnh đất mà an cư lạc nghiệp.
    Cuối cùng thì 135 Hán người tán đi có 20 gã phải di cải tạo 21 gã xin đi lính cong lại thì quyết thanh nông hộ. Riêng tên Cao Thích thi được ở lại ben cạnh Nguyên Quốc, tên này đã trải qua đọc sách, lại hiết cả Hán cả Việt vậy nên khá thích hợp để đào tạo. Nguyên Quốc dự định sẽ mở lớp dạy chữ cho nhân dân nhưng công việc hắn quá nhiều nên phải timg một số người thay thế.
    Nguyên Quốc đã chọn được một số người nhanh nhẹn thông minh người Việt và thêm một tên người Hán đã đọc qua sách này thì hắn muốn tạo ra một nhóm thày giáo đầu tiên. Tất nhiên không phải dạy cái gì mà Nho giáo, cái dạy ở đây là triết học của một số nhà triết học nổi tiếng trên thế giới mà thế kỉ 21 người ta vẫn dùng các tư tưởng ấy. Quan trọng nhất vẫn là quyền bình đẳng giữa người với người. Một dân tộc nếu không có một hệ tư tưởng chủ đạo cà xuyên xuốt là không thể phát triển mạnh mẽ được. Vẫn biết văn minh lúa nước đã tạo ra văn minh Đông Sơn mang đậm bản sắc văn hóa cảu người Việt Cổ. Nguyên Quốc muốn giữ lại thứ này và phát triển nó lên một tầm cao mới. Nhưng họ vẫn thiếu hột hệ tư tưởng mang tính triết học và khoa học biện chứng. Nguyên Quốc muốn tạo ra điều này cho dân tộc, nhưng hắn không phải hiền triết mà tự mình nghĩ ra được một mô hình xã hội hoàn chỉnh. Hắn chỉ có thể bắt trước các mô hình vốn có của thế kỉ 21 mà thôi. Nhưng nghĩ đến đó thì hắn có một sự đắn đo đến chết người ( Nếu theo TB thì truyện của ta sẽ bị cấm, nên vì thế các chế muốn đọc thì ta phải theo CNCS à cấm ý kiến. Tập trung vào quân sự là chính nhé).
    Nhưng rồi Nguyên Quốc nghĩ đến lúc này người Việt cần nhất là gì. Cần nhất là đoàn kết lại thành một khối thống nhất, thành một sức mạnh tập thể không thể lay chuyển. Vậy thì cuộc chiến thần thánh chống Mĩ cứu nước với sức mạnh tập trung của miền Bắc có lẽ là một bài học cần tham khảo. Tất nhiên về sau đó có những cải cách nhất định, xong nếu để phục vụ cho thời chiến thì đó mà một mô hình khá tốt. Vậy nên những bản phác thảo về đường lối cảu hắn đã được đưa ra tất nhiên nó không thể hoàn toàn giống với nguyên bản rồi. Nhưng trên tinh thần thì vẫn như vậy:
    1. Ruộng đất được phân theo đầu người, số dư ra sẽ thuộc Bộ Lạc quản lý chung, việc khai khẩn là mang tính chất nghĩa vụ những người tham gia khai khẩn được hưởng 30% số đất đó.
    2. Áp dụng thuế và tô quỹ chi tiêu của Bộ Lạc..
    3. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn
    4. Xây dựng thị trường theo định hướng của lãnh đạo bộ Lạc.
    5. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
    6. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
    7. Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa các vùng mà bộ lạc chiếm đóng
    8. Giáo dục công cộng cho tất cả mọi người. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay
    9. Thành lập các hợp tác xã để tạo nên sức mạnh sản suất chung, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của bộ lạc
    Còn về mặt quân hệ xã hội thì dễ rồi, hắn hơi thần thánh hóa địa vị của mình lên một chút rồi bê y nguyên quan hệ nhân tố- gia đình- xã hội vào đó… quan trọng là hai chữ công bằng mà thôi.
    Luật pháp cũng rất quan trọng, nó là một khung xương cho cách ứng xử giữa người và người trong xã hội. Tuy rằng không phải là một nhà Luật gia nhưng cũng không quá khó để hắn xây dựng nên một bộ luật giản lược phục vụ cho chính quyền bé nhỏ của hắn. Tất nhiên bộ luật này sẽ được bôt xung và sửa đổi theo thời gian và theo tình hình thực tế. Nhưng đây là một khởi đầu gần như hoàn hảo cho Việt tộc rồi.
    ( Cái này là dựa theo tuyên ngôn mà viết ra theo tình hình của bộ lạc- chỉ là một giả tưởng cảu tác giả không liên quan chính trị hay bất kì tổ chức pháp nhân nào)
    ( Viết cái chương này đến mệt mỏi- nếu em xúc phạm phải anh add nào thì nói qua một câu em sửa đừng âm thầm mà ban luôn nhé, khổ công viết)
     
  3. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 37: Công nghiệp hóa luyện Kim sơ khai
    Để làm được một hệ tư tưởng nửa mùa cộng thêm bộ luật đơn sơ kia thì Nguyên Quốc phải gián đoạn công việc quân sự hẳn một tuần. Ban ngày là dạy 10 tên học chữ đánh vần và làm phép toán latin. Ban đêm là cặm cụi viết lách trên các thẻ tre. Số thể tre mà hắn đã điền đầy chữ ấy có thể xếp đủ 3 cái xe trâu đầy up. Nghe thì có vẻ kinh nhưng thực ra số chữ chỉ bằng quyển đạo đức công dân cấp 1 mà thôi. Thế nhưng khi Nguyên Quốc công bố công trình "khoa học" của mình thì then Cao Thích ngã nhào xuống đất hắn là hàn môn đệ tử nước Lỗ, thời này sách quý hơn vàng bị các sĩ tộc lũng đoạn cả, cả cuộc đời trước đây của Cao Thích đọc được mười cuộn tre là căng. Vậy mà giờ đây thấy thẻ tre ca bằng núi thế nên hắn kích động muốn chết rồi. Lồm cômg bò dậy Cao Thích ôm lấy đống thẻ tre mà vuốt ve nước mắt chảy dòng dòng. 9 tên người Việt cổ thì không có kích động như hắn, có câu có biết hiếm thì mới thấy quý. Mấy tên người Việt cổ chưa ý thức được kiến thức là quan trọng ra sao nên vẫn còn ngây ngô nhưng tên thư sinh Cao Thích thì biết rồi nên mới có hành động đến như vậy.
    - Tụq nghiên cứu dần dần từ quyển một trở đi, ta viết rất đơn giản rồi, các ngươi học không hiểu thì cùng nhau tham khảo để kiến giải vẫn không thong thì ghi ghép lại 3 ngày ta kiểm tra một lần và giải đáp thắc mắc.
    Nguyên Quốc chỉ có thể làm như vậy mà thôi. Hắn còn có rất nhiều việc phải làm vào lúc này về mặt quân sự. Thủy quâ Đông Ngô còn đó thì Nguyên Quốc vẫn không thể ăn ngon ngủ yên được, kế hoạch tiêu diệt thủy quân đã được nhen nhóm trong đầu hắn thế nhưng mọi việc vẫn cần những yếu tố nhất định. Nhưng ngày hôm nay niềm vui lại một lần nữa đến với tân Bộ lạc đại Việt Khi đội quân viễn trinh của họ trở về. Nói đến chuyện này thì phải quay về 1 tuần trước khi Nguyên Quốc mới tiến nhập thanh Khúc Dương. Lúc này đây binh lực của Nguyên Quốc đã tăng lên con số 750 người chính vì thế hắn phái hẳn 350 nhân đi thu phục các mỏ quặng sắt ở phía tây và hai mỏ quặng đồng ở phía bắc.
    Đạo quân này do Bạch Công Ngưu được thăng lên thiếu tá chỉ huy. Tên này vậy mà nhiễu một vòng lớn lên tới mỏ sắt tại Bắc Lũ mà đánh trước. Với nhân số vượt trội, trang bị tân tiến lại có kị binh và voi chiến hỗ trợ thì 150 quân Đông Ngô tại đây bị đánh tan không còn một mảnh. Điều quan trọng là nhóm thợ khai thác Mỏ sắt tai đây lên tới 300 đàn ông khỏe mạnh mà trong đó quan trọng nhất đó là có một nhóm 4 người lại là chuyên huấn luyện voi chiến. Những người này thuộc bộ lạc Chuyên săn bắt và thuần hóa voi rừng sống tại Vùng núi Hà Lâu gần nơi quặng mỏ này. Chính tộc này bị quân Đông Ngô tàn sát gần như chẳng còn khi chúng đi bắt phu làm khai thác mỏ. Cũng chỉ vì bộ lạc này chống cự quá quyết liệt mà thôi.
    Vốn dĩ bộ lạc này có đến 25 thớt voi vì họ chuyên đào tạo voi Chiến phục vụ nhà họ Sĩ, nhưng vì chiến tranh nổ ra tất cả tộc nhân cường tráng cùng 20 thớt voi to đã được thuần hóa kĩ bị điều đi vào cuộc chiến, chỉ còn lại 5 thớt voi nhỡ đang trong quá trình cuối của giai đoạn thuần hóa thì họ lại cất ỏ nơi chuyên dành để thuần hóa voi trong rừng sâu. Bộ lạc bị tấn công bất chợt, không có voi hỗ trợ với nhân số và trang bị kém hơn việc họ bị đồ sát là dễ hiểu.
    Bạch Công Ngưu kết nạp tất cả nhóm đàn ông khỏe mạnh này bào bộ lạc mang đi 100 người để bổ xung binh lính cho thành Khúc dương. Để lại 200 người cùng 30 tên tù binh tiếp tục khai thác quặng sắt. Tiếp theo đó Bạch Công Ngưu yêu cầu bốn tên nài tượng kia dẫn đường để đến nơi thuần voi. Vậy nên này hôm nay tiếp đón đoàn quân chiến thắng trở về thì dân chúng Khúc Dương nhìn thấy không phải một con voi khi xuất phát mà tận 6 con voi sàn sàn như nhau đang tuổi lớn.
    Nhưng điểm này không phải là vui nhất 6 tấn mỏ mà đám voi và trâu kỵ binh này kéo được về mới là điều làm Nguyên Quốc vui vẻ nhất, vì thông qua kinh nghiệm làm thợ rèn lâu năm của mình thì hắn biết được rằng quặng mỏ tại đây cực kì tốt, khả năng cao là có chứa một chút Niken. Tuy quá trình nung chảy sẽ phiền hà hơn rất nhiều thế nhưng không thể làm khó được Nguyên Quốc . Quan trọng là có được chỗ vật liệu này thì kế hoạch tiêu diệt thủy quân của Đông Ngô sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
    Nếu tính trung bình cứ mỗi quân Đông Ngô sẽ được trang bị trên người 3kg sắt. Qua lần chiến tranh này và kho đồ quân nhu tại Khúc Dương thì Nguyên Quốc đã có trong tay 6 tấn sắt. Trừ đi 1 tấn trang bị mới cho tân binh và 2 tấn để chế dụng cụ thì hắn còn lại khá nhiều thép dự trữ, giờ đây có thêm 6 tấn quặng thì một kế hoạch đac được lên sẵn trong đầu Nguyên Quốc để tấn công thủy binh Đông Ngô.
    Ngay lập tức lò cao được xây dựng để luyện chỗ quặng này thành gang chất lượng. Với nhiệt độ của than đá đã rang khô và lò cao tác dụng thì một mẻ gang nặng đến 3 tấn đã ra đời. Tiếp theo đó là Nguyên Quốc xây dựng lò thổi để biến chỗ gang này thành thép tốt rồi rót ra các khuôn có sẵn. Từng tấm thép giàu cacsbon theo tay người thợ rèn đúc làng Đa Sĩ cưa thế ra đời. Lần này là chính tay Nguyên Quốc chỉ đạo không bỏ một giây nào trong quá trình luyện chế, vì thành bại hay không của kế hoạch là ở chỗ này.
    Tiếp theo tên thủ lĩnh bộ lạc này lại hì hục ngày đêm chính tay mình rèn một đống dụng cụ lạ mắt vậy mà gần 7 ngày sau Nguyên Quốc mới có thể hoàn thành các thiết bị hỗ trợ lần này.
    Thứ hắn chế tạo là máy cán cán thép và máy kéo thép (1). Tất cả đều được hoạt động nhờ sức kéo của gia súc mà cụ thể ở đây là voi. Ví dụ như máy cán thép thì những mô men chuyển động sẽ được gắn với một bánh xe quay do hai con voi là động lực mà khéo vòng tròng. Cong máy kéo thép thì đươn giản là người kéo mà thôi vì hắn kéo théo ở đây là sợi cực nhỏ chỉ bé bằn 0,2mm mà thôi. tất nhiên để kéo được những sợi thép nhỏ như vậy thì phải kéo nhiều lần, bắt đầu từ 1cm, đến 0,5cm cứ thế mà giảm dần. tất nhiên sức người thì không thể kéo được thép 1cm đường kính rồi mà phải dùng đến trâu hoặc voi để kéo mà thôi. Nhưng sợi thép càng nhỏ thì sức lại không cần mạnh mà cần khéo léo và đều tay thế nên mới cần đến bàn tay con người.
    Tất nhiên cán thép thì dễ rồi vì có thể cán ngay khi khi đang nóng đỏ, mà mềm dẻo vậy nên công việc này chỉ cần có đủ động lực thì không thành vấn đề, mà hai con voi thì động lực rất tốt. Nhưng việc kéo thép phải diễn ra khi nguội vậy nên điểm quan trọn ở đây là làm cho thép thật mềm, nhưng không được làm chúng mất đi cacbon, vì mất nhiều cacbon thì chúng lại thành thép non rồi. Đối với người ngoài ngành thì khó khăn nhưnn đối với Nguyên Quốc thì đó là việc vặt, chỉ cần dùng công nghệ ủ thép để chúng chuyển thành dạng cấu trúc Peclit hạt loại thép này mềm ( Ủ đẳng nhiệt nhá các bác tự tra) nhưng chỉ cần tôi lại một lần thì chúng sẽ trở về cấu trúc mactenxit với độ cứng cao.
    Nguyên Quốc phải mất công mất sức như vậy để làm gì, đơn giản khi ghép các tấm thép mỏng 0,5cm có độ đang hồi tốt và cấu trúc đồng nhất với nhau thì hắn sẽ có một cánh cung với lực lượng đàn hồi và sức bật mạnh mẽ ( giống cấu trúc xếp tầng của nhíp xe ô tô). Tiếp theo từng sợi dây thép mỏng sẽ được quấn bện với nhau tại thành dây cáp, đây chính là dây cung mà hắn muốn chế tạo. bởi Chỉ có dây cung này mới có khả năng kéo được cánh cung thép mà thôi. Các loại dây bằng gân không hề có hiệu quả.
    (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=115865532557625&id=100024025355502&pnref=story)
     
  4. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 38: Khốn cảnh
    Khúc Dương tân đoạt chẳng lâu
    Giờ lâm khốn cảnh khó người cầm binh
    Chờ xem trí kế vô song
    Thành lâu huyết chiến, thủy giang chém thù​
    Lần này hành động rữ dội như vậy là Nguyên Quốc tính chế tạo 10 cỗ nỏ Ballista khổng lồ. Chiều dài thân nỏ đạt 4m, mà cánh nỏ thép cũng đạt đến 2,5m có hệ thống bánh xe lăn trợ lực, dây nỏ được làm bằng thép buộc theo kiểu ba hàng. Chiến nỏ này nghe qua cũng biết uy lực khủng bố, nhưng nếu thực sự đem đánh nhau thì hiệu quả không hề cao chút nào, vì tốc độ bắn quá thấp. Dù đã trang bị hệ thống bánh răng đà nhưng cũng cần 4 người đàn ông lên dây. Vì giảm thiểu lực lên dây đàn nên các bánh răng lớn bé chênh nhau rất nhiều. Cần phải quay gần 50 vòng bánh đà thì mới lên được cò cho chiến nỏ Ballista này. Vậy ra tốc độ bắn của nó sẽ là 5 phút một lần.
    Việc chế tạo 10 chiếc nỏ này cần kĩ thuật hết sức cao nên dù có các công nhân làm việc nhưng Nguyên Quốc vẫn phải tham gia một số công đoạn. Vì vậy cho dù cả 200 công tượng tham gia sản xuất thì phải đến 10 ngày sau 8 chiếc Ballista mới hoàn công. Cũng may là sản xuất theo dây chuyền mỗi người một việc nên công việc cũng có thể hoàn thành theo dự kiến. Nhưng số lượng thì không đủ, vì trong số quặng mang về thì chỉ có chừng ấy quặng chất lượng mà chế ra 8 cánh nỏ mà dây nỏ thôi. Số còn lại hoàn toàn không phù hợp chất lượng.
    Công việc đã thành giờ đây chính là lúc kế hoạch giăng lưới bắt đầu. Quân số của Đại Việt lúc này tăng lên đến 1150 binh vì thời gian qua Bạch Công Ngưu đã thu phục nốt nai mỏ quặng đồng ở phía bắc khá gần thành Khúc Dương. Mỗi noi đó hắn lại chưng thêm 100 binh, số còn lại được cấp vũ khí đồng ở lại canh gác lũ Dương Việt đã biến thành lao động khai khoáng, và chính những dân binh này cũng tiến hành khai khoáng cho đủ năng suất. Nguyên Quốc để lại 300 binh bính quy ở lại coi thành, 500 dân binh cầm giáo đồng khi xưa cũng được trang bị áo giáp mây bọc da, kiếm hai lưỡi của Đại Việt và thuẫn bài. Những người này được huấn luyện đặc biệt để thủ thành, vì một trận ác chiến chắc chắn sẽ sảy ra nơi đây. Thiếu Tá Lý Đại Hổ , Đại Úy Lý Tam, Trung Úy Lê Loi được ở lại để thực hiện chỉ huy phòng thủ chiến. Trước khi quân đoàn ra đi thì Nguyên Quốc đã nói với các chiến binh thủ thành như sau:
    - Vận mệnh của ta và 3,5 ngàn người tại đây nắm trong tay các ngươi. Các ngươi thất thủ thì ta có chiến thắng rồi cũng là con đường chết mà thôi… Thành còn người còn, thành mất tất cả chúng ta vong.. Ta tin tưởng đặt tính mệnh của ta vào tay các ngươi. Mặc kệ địch giở trò gì không bao giờ ra ngoài tiếp chiến, trái lệnh trời không dung đất không tha…
    Sự việc là 7 ngày trước đột nhiên mỏ muối phát sinh biến cố. Binh sĩ dân quân Đại Việt canh phòng nơi đây bất ngờ bị một nhóm lính Dương Việt tấn công, hai hên chạy đuổi chém giết nhau vào tít rừng sâu. vậy là 50 tù binh Dương Việt tại đây trong đó có tên Lăng Phúc đã nổi lên mà đánh đạp tàn nhẫn các công nhân mỏ muối người Đại Việt . Cũng may các công nhân này được trang bị Đoản kiếm đồng nên quay lai giết hại mấy tên Dương Việt, mắt thấy không địch nổi Lăng Phúc cướp gậy mở đường máu sau đó xông vào kho cướp mấy bao lương mà vọt ra ngoài. Bọn Dương Việt cũng làm y chang, nhưng các thợ muối đành bó tay mà nhìn vậy, chúng toàn là binh sĩ thiện chiến, dù họ có vũ khí cũng khó làm gì.
    Chuyện này là nguyên nhân mà hôm nay có cuộc ly biệt thảm thương này giữ quân lính thủ thành và quân lính viễn trinh. 8 chiếc nỏ được tháo rời và chuyển lên xe bò, cả dòng quân như thác lũ mà tiến về hướng đông nam không ai biết họ đi đâu.
    Lúc này thì tại Cửa biển Nam Triệu là một hàng dày đặc các chiến thuyền đông ngô. Tổng cộng có lẽ hơn 45 chiếc lớn bé, đây là số thuyền để trở Một vạn hai ngàn quân Đông Ngô tiến đánh giao chỉ. Đây là quân Đông Ngô người Hán ở Giang Đông chứ không phải tộc Bắc Bách Việt theo đường bộ tiến đánh giao chỉ. 55 chiến thuyền nhưng ở đây trừ đi trèo thuyền thì chỉ có 1 ngàn quân mà thôi. Vốn dĩ ở đây có hai ngàn quân với 60 chiến thuyền thế nhưng việc xuất hiện 3 vị thần tiên khiến Tướng quân phụ trách thủy quân phải cấp 1 ngàn quân và phó tướng của mình cùng 10 chiến thuyền để về Vũ Xương.
    Lúc này đây trên tướng hạm Lâu thuyền 3 tầng dài đến 50m rộng 30 m của quân Đông Ngô là một tiếng thét gào rống giận:
    - Một lũ Ngu… thành Khúc Dương mà mất đi thì các ngươi bị chém hết nghe chưa. Chiến tranh chưa có hồi kết, nếu lỡ Lữ đại nhân gặp khó khăn cần tăng viện hoặc muốn lui lại thì làm thế nào… chó chết … chúng có bao nhiêu quân…
    - Dạ thưa tướng quân chúng có khoảng một ngàn binh lực… tranh bị đồ sắt như chúng ta, với lại chúng chơi rất bẩn là rải đồng nhọn trên đường nên chúng ta mới thất thủ….
    Tên Lăng Phúc này thật ra chỉ biết quân Lạc Việt có 400 quân mà thôi, sau khi bị bắt thì hắn chỉ thất các diêm công làm cùng thì thào là Đại Việt quân gì đó chiếm được Khúc Dương mà thôi, số lượng quân thì hắn không biết. Nhưng nếu nói 500 quân do mình chỉ huy bị 400 quân đối phương toàn diệt thì quá xấu hổ nên hắn báo sau quân tình thành Lạc việt có 1000 quân, ấy thế mà gần đúng con số chính xác.
    - Một ngàn quân thủ thành thì chúng ta chỉ cần 2000 quân là công phá được…. sợ nhất là chúng chiếm thành lâu dân chúng tụ tập lại thì số quân sẽ tăng lên. Cả Giao chỉ chỉ còn lại 8000 quân nhưng thủ ở các thành quá xa… nơi này chỉ có thành Kê Từ Và Thành Bắc Đài là có thể tách ra mỗi thành 500 quân tấn công mặt phía tây, chúng ta sẽ dùng thủy binh 1 ngàn quân theo con song này tấn côn mặt phía đông tạo thế gọng kìm mà bắt chết chúng trong thành. (xem chú thích 1)
    - Bẩm tướng quân thủy bộ hai đường không cùng thời gian đến nơi, ý tướng quân là đi trước bố trí trận địa hướng đông?
    Lăng Phúc tuy thua trận nhưng gia tộc họ Lăng tại Giang Đông không phải dạn vừa chính vì lý do này sai khi Tướng quân thủy binh Lỗ Khang cũng không dám làm quá, dù sao Lỗ gia và Lăng gia cùng hội cùng thuyền làm gì cũng phải nể mặt nhau.
    - Không vội, nếu Thủy quân xuất hiện chúng sẽ chạy ngay… lũ khốn nay mà chui vào rừng rồi chơi trò quấy nhiễu thì quá là mệt mỏi… Thồn báo cho hai thành trì kia họ xuất phát hai ngày thì chúng ta mới đi… phải cùng nhau xuất hiện. Ta bọc lấy đông và bắc họ bọc lấy tây và nam không để chúng thoát một tên nào.
    Vậy là thành Khúc Dương bé nhỏ của Nguyên Quốc mới chiếm không được bao lâu thì đã rơi vào tình thế nguy nan. Thủy quân có lợi thế là cực cơ động với địa hình nhiều song nước của Giao Châu. Họ có thể đi vòng mà đánh bọc lót một cách dễ dàng. Để xem Khúc Dương có thoát khốn hay không mời xem chương kế.
    ( Xem chú thích sơ đồ Đông Ngô đánh Khúc Dương của Nguyên Quốc https://www.facebook.com/photo.php?...400.1073741827.100024025355502&type=3&theater)
     
  5. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 39: Catapult uy lực
    Ngày 15 tháng 8 năm 229. Cửa biển nơi hạ nguồn của con sông chảy qua mạn đông của thành Khúc Dương một đám chiến thuyền to lớn với cánh buồm rậm rạp như rừng xuất hiện. Những chiến chiến thuyền này nếu xét với chiếc tướng hạm dài 50m cao ba tầng lâu của thủy quân Đông Ngô tại cửa biển Nam Triệu thì nhỏ hơn nhiều. Chúng chỉ toàn là chiến thuyền dài 20m mà thôi. Trên các chiến thuyền này chỉ có thể mang trở khoảng gần trăm binh lính. Tất nhiên số tay chèo và người điều khiển buồm không tính vào đó.
    Trên một chiến thuyền ở giứa đội hình có một tên Hán tộc mặc chiến giáp uy phong với chiến bào đỏ tung bay trong gió. Hắn đang ngắm nhìn trời để tính toán thời gian sau đó hạ lện xuất phát để cả hạm đội từ cửa biển tiến vào trong nội hà.
    - Hẳn là đang đánh nhau rồi, nhanh chèo thuyền, trong 1 canh giờ nữa phải tiến nhập bãi đáp. Hai canh giờ sau phải có mặt tại chân thành Khúc Dương.
    Thì ra đây là hạm đội thủy quân Đông Ngô trú đóng tại cửa biển Nam Triệu đã lăn lội tiến ngược về vịnh Bái Tử Long để chuẩn bị theo đường sông bọc đánh mặt đông của Thành Khúc Dương. Người chỉ huy chiến dịch này là Lỗ Khang tên chủ tướng của nhánh thủy quân Đông Ngô tiến đánh Giao Châu lần này. Vì chiến dịch chiếm lại Khúc Dương cực quan trọng vì vậy tên Lỗ Khang này không tiếc công mà tự thân tiến hành chỉ huy. Lần này Đông Ngô chỉ dùng những chiến thuyền cỡ trung này vì lối vào con song chạy qua thành Khúc Dương không quá lớn, các loại Chiến Thuyền cỡ lớn như soái hạm căn bản không thích hợp để đi vào nơi đây. Lúc này bên cạnh Lỗ Khang một tên tiểu tướng trẻ măng đang chắp tay mà thưa.
    - Thư Thúc thúc, tại sao chúng ta không tấn công cùng lúc với đạo quân bộ binh Dương Việt từ các thành trì kia mà phải đợi họ bắt đầu tấn công thành mới cho quân cập bến…
    Lỗ Khang cười hà hà mà vỗ vai tên tiểu tướng.
    - Ngươi còn quá trẻ người non dạ a. Nói cho ngươi biết có rất nhiều ảo diệu trong cách ấn định thời gian tấn công như vậy. Thứ nhất con song này chảy qua rất gần thành Khúc dương chỉ cách không quá 6-7 dặm đứng trên đầu thành à nhìn thấy thuyền đi trên song rồi. Nếu quân ta xuất hiện quá sớm thì quân Giao Chỉ sẽ chạy ngay, chúng sợ nhất là thủy Quân Đông Ngô . Lũ này mà chạy vào rừng thi ngươi mãi mãi không bắt được chúng. Thứ hai đó là quâ Dương Việt cuối cùng cũng là lũ man di mà thôi, chệ cho chúng quấn lấy đánh nhau đến chết ở mặt Tây của thành trì. Chúng ta lúc ấy nhẹ tênh mà phá tan cửa đông tiến vào, như vậy không hề thiệt hại binh lính Đông Ngô chúng ta. Ngươi đã hiểu ra vấn đề chưa?
    -Dạ đúng là Diệu Kế, nhưng điệt nhi ( Cháu) lại có một chuyện muốn thưa. Nếu như chúng ta dễ bị phát hiện như vậy thì có khi nào địch nhân cử một đội nhỏ vài trăm nhân phong tỏa lối đổ bộ của quân ta ở bờ sông.
    - Điều này rất có thể ở nơi khác, nhưng với con song này thì không được. Ta đã biết địa hình của con song này khi trực tiếp Vận lương đến thành Khúc Dương trước đó. Các ngươi cũng thấy nhưng quá không để ý thôi. Bờ phía đông của con song này có rất nhiều bãi có thể đáp binh, chúng tha chiến thuyền cơ động. Nếu chúng muốn phong tỏa chúng ta đổ bộ dọc bờ thì ít nhất phải có cả vạn quân mới điền kín được những chỗ ấy… NGười trẻ tuổi, là binh gia thì phải chăm qua sát, đi đến đâu cũng phải để ý địa hình. Vì không biết chừng nơi đó sẽ là địa điểm tác chiến của ngươi… minh bạch?
    - Rõ thưa thúc thúc.
    Đúng như hai chú cháu nhà này bàn luận Giờ đây hai mặt phía Tây và phía Nam thành Khúc Dương đang phải hứng chịu công kích của quân Dương Việt đến từ hai thành Kê Từ và Bắc Đài. Lúc này mỗi bên mặt thành trì phải hứng chịu tầm 600 lính Dương Việt công kích. Trên Tường thành là 800 binh sĩ Đại Việt chia làm hai đầu ngăn cản.
    Trận chiến bắt đầu từ nửa giờ đồng hồ trước đây, Lãnh binh đánh trận này lại là Lăng Phúc kẻ là bại tướng dưới tay quân Đại Việt trước đây. Lựa chọn này cũng đơn giản vì Lăng Phúc chính là kẻ duy nhất từng va chạm với quan Đại Việt và biết chiến thuật của họ. Thế nữa các chủ tướng có thể cầm binh tạo hai thành Kê Từ và Bắc Đài phải ở lại đố trấn giữ vì nơi đó các lực lượng phản kháng của người Việt vẫn đang âm ỉ xảy ra.
    Trận chiến mở màn bằng một loạt pha bắn đá của 8 cỗ máy bắn đá Catapult từ trong thành bắn ra. Nói đến Catapult thì Đại Việt trong thời gian cả tháng trời kia đã chế tạo khá nhiều. Nhân số của họ đã tiếp cận 4000 người do đó sức lao động khá là khủng bố. Quân chính quy tính là 1150 người, quân hậu cần chế tạo vũ khí đã tăng lên 200 người và đang được đào tạo thêm. Máy bắn đá thì hậu cần binh đã chế tạo và có hàng mẫu nên không cần Nguyên Quốc phải tham gia trong công việc sản xuất. Những chiếc Catapult bố trí trong thành thì đơn sơ hơn nhiều những chiếc Catapult đem đi viễn trinh. Bởi vì chúng hoạt động trong thành trì với nhiệm vụ thủ thành vậy nên không cần phải chế tạo ổ trục đồng bánh xe, chỉ là bánh xe ổ trục gỗ bình thường là được. Nếu cho Đại Việt đủ thời gia mà chế tạo thì số lượng Catapult của họ có được sẽ cực kì khủng bố. Đơn giản loại máy bắn đá này chế tạo chủ yếu từ Gỗ và Tre, Luồng. Thứ này thì đầy khắp rừng núi đâu đâu cũng có. Vấn đề phức tạp đó là tốn thời gian phơi khô gỗ thì Đại Việt có công nghệ sấy gỗ rồi. Vì lẽ đó có thể nói những vũ khí thuần gỗ đối với Đại Việt đó là vô cùng vô tận.
    Vốn dĩ tác dụng của Catapult thật bé nhỏ trong những trận chiến số lượng quân tấn công thành ít và số lượng Catapult không đủ nhiều để gây đả kích hủy diệt trong một lần bắn. Nhưng tình hình ở Khúc Dương thì hoàn toàn khác hẳn. Trước ngày quân Đông Ngô đến đây thì các chiến sĩ của Đại Việt đã tiến hành bắn thư và đánh dấu các khoảng cách mà máy bắn đá Catapult bắn tới. Khoảng cách thứ nhất Catapult là 220m được đóng cọc đánh đấu và rải đinh thép quanh vùng này. Kế đến là cọc 170m … 140m.. đều được làm tương tự. Chỉ cần quân chỉ huy trên đầu thành hô khoảng cách khi phát hiện quân giặc tiếp nhạp vị trí đó thì các pháo thủ Catapult sẽ tiến hành chỉnh độ nghiêng cần Catapult cho phù hợp. Vì họ đã bắn thử rất nhiều lần nên các cỗ Catapult đều có thể đạt độ chính xác tương đối.
    Nói đến đinh thép thay đinh đồng vì độ xuyên thấu của chúng kinh khủng hơn nhiều, mà cũng dễ chế tạo. Bởi giờ đây có cái công nghệ rút sợi thép thế nên từng bó sợ thép đường kính 2mm ra đời, chỉ cần chặt ra tùng đoạn nhỏ 2cm rồi vứt cho lũ trẻ con 10-13 tuổi mấy cái kìm, hướng dẫn qua một lần thì một ngày nhởn nha nhởn nhơ chúng cũng chế ra mấy ngàn cái đinh thép con con. Nói chung làm đinh tặc là một nghề nghiệp có tiền đồ vì chúng được thưởng rất nhiều đồ ăn khi hoàn thành công việc.
    Sự tấn công của quan Dương Việt gặp phải sự kháng cự cực kì mãnh liệt từ khoảng cách 200m. một tiến hô của quan chỉ huy vang lên mỗ bên thành có 4 viên đạn đồng hình tròn có gai nặng tầm 30kg bay đi 200m lao xuống đám người đang chạy nước rút đến thành trì. Đảm bảo một câu cái loại 30kg đạn Đồng cộng thêm động lực bay như vậy thì không một tấm khiên hay bảng nào có thể chống lại cả. Sát thương gây ra của Catapult là khá khă quan với tầm 8 binh sĩ Dương Việt thiệt mạng ngay lập tức mà tầm mười mấy người bị thương. Nếu so với 600 người thì con số này quá ít, phải chăng có 30 khẩu Catapult thì sẽ tạo nên đả kích trí mạng với họ.

    Mỗi lần lên đạn thì Catapult mất 2 phút đồng hồ, với thời gian này thì nhóm 600 người này đã chạy đến chân thành Khúc Dương rồi. Vậy ra hiệu dụng của Catapult thấp đến thế sao. Không hẳn như vậy vì đoạn đường trong khu vực 200m này rải đầy đinh thép nhọt vô cùng ( dây thép chặt xéo rất là nhọn mà bén, không cần mài) chúng dễ dàng xuyên thủng dày đế da một cách nhẹ nhàng.