Những năm học tuyệt vời ở Liên Xô ở thế giới khác

  1. vuonytuong

    vuonytuong Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    20/2/24
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    1
    Những năm học tuyệt vời ở Liên Xô ở 1 thế giới khác
    Tác giả: Vườn ý tưởng

    Vào năm 2086, một ông già Việt Nam ở thế giới Trung Tâm phải sang Liên Xô ở một thế giới khác, nơi Liên Xô không sụp đổ để làm việc để lấy tiền chữa bệnh cho cháu trai mắc bệnh hiểm nghèo.

    Nơi ông làm việc là một nơi giống như trường học với các học sinh đeo khăn đỏ. Thực chất nơi đó là xí nghiệp với cán bộ công nhân viên dùng cơ thể nhân tạo. Những nữ sinh là các ông già, còn các nam sinh là các bà già.

    Ở đó, ngoài những công việc mà mọi người cùng làm việc và tận hưởng thành quả. Còn có những tình bạn, những cuốn sách điện tử và những bài hát được cất lên bằng giọng nhân tạo của cơ thể máy cùng với những loại đàn được chế tạo theo những cách đặc biệt. Ở đó, họ cùng nhau làm những dự án nông nghiệp, công nghiệp và các nội dung trên mạng xã hội. Miễn ra tiền và ra miếng ăn để mọi người chia nhau thì đó là công việc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/2/24
  2. vuonytuong

    vuonytuong Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    20/2/24
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    1
    “Mai ông phải sang Liên Xô rồi, đúng rồi, là một thế giới khác, nơi Liên Xô chưa sụp đổ.”

    “Khi về, ông sẽ kể cho cháu những gì ông tìm hiểu được về bí thư Masha, rồi khi cháu khỏe, chúng ta sẽ sang Liên Xô để xem Masha Liên Xô có gì hay nhé.”

    Cháu trai tôi thều thào:

    “Cháu nghĩ các ông bà ở đó sẽ thích câu chuyện về bí thư nhỏ của ông.”

    Họ nói rằng ở đây sẽ có những công việc cho người già làm. Kiếm được nhiều hay không là do chúng tôi. Tôi sống quá lâu để hiểu rằng: Ngoài nước mưa và cứt chim, thì chỉ còn bom đạn là rơi miễn phí từ trên trời xuống thôi. Nhưng, họ đã trả vài khoản tiền lớn cho tôi, số tiền này sẽ giúp cháu trai tôi sống và chống chọi với căn bệnh quái ác thêm một thời gian nữa. Còn họ định làm gì tôi? Cái đó tính sau, dù sao, tôi cũng sống liệt giường, liệt chiếu quá lâu rồi cũng chẳng sợ chết hay thành tật nữa, cùng lắm họ sẽ thí nghiệm tôi? Chắc thế.

    Tôi và nhiều người già đang nằm trên chiếc máy bay. Bên cạnh là cháu trai của tôi cùng cô cháu dâu người Nga. Họ nói với tôi rằng tôi sẽ tới một xí nghiệp sản xuất ở Liên Xô. Cái tàu bay hạ cánh và chui vào một đường hầm tối tăm, dường như nó lăn trên đường ray rồi dừng lại. Chúng tôi bước ra ngoài và có người sẽ dẫn chúng tôi tới nơi cần đến. Đó là nơi các học sinh Liên Xô đeo khăn đỏ.

    Tôi nhìn xung quanh. Không thấy bóng một người già nào mà toàn những cô cậu bé tầm 17, 16 tuổi mặc đồng phục học sinh và đeo khăn quàng đỏ, tôi để ý cái khăn đỏ được thắt bằng một ngôi sao đỏ. Đám nam sinh thì mặc áo trắng kiểu thủy thủ, hải quân hoặc áo sơ mi trắng sơ vin. Các nữ sinh có người mặc váy và sơ vin áo trắng, có người mặc váy đầm tối màu và đeo chiếc tạp dề trắng. Những nam sinh hoặc nữ sinh không đeo tạp dề thì đều đeo một cái cặp nhỏ bên thắt lưng.

    Một số người đang làm những công việc gì đó trong khi một số đang chơi cờ, đọc sách, vẽ, kéo violon... Đám học sinh nhìn thấy những người già chúng tôi thì dạt sang hai bên để chúng tôi đi. Họ có những cử chỉ chào đón chúng tôi như vẫy tay. Con gái thì kéo váy ra hai bên và uốn đôi chân của họ. Một số thì kéo violon thành những bản hoà tấu. Có một số người cố gắng nói với chúng tôi những câu tiếng Nga mà tôi không hiểu.

    Các học sinh dẫn đường chúng tôi cùng những cô cậu mà mấy người già chúng tôi tiếp xúc trên đường rất lịch sự. Nhưng đó không phải là sự lễ phép với người lớn tuổi, tôi có cảm giác họ coi tôi như bằng vai phải lứa với họ?
    Có một nữ sinh tóc hai bím đưa cho tôi kẹo cao su. Cô bé ấy nói tiếng Anh đại khái:
    "Ông hãy ăn nó để thoải mái tâm trí trước ca mổ não."

    Cô ấy lại nói tiếp câu gì đó bằng tiếng Nga. Rõ ràng cô ấy khá lịch sự mặc dù có vẻ tinh quái. Tuy không thể bắt bẻ chút gì về thái độ lịch sự đó nhưng, cô ấy không gọi tôi là вы như lẽ ra phải gọi người lớn tuổi mà gọi là ты? Cô ấy vẫy tay để chia tay tôi và nói câu tiếng Anh: Hẹn gặp lại ông.

    Chúng tôi được các học sinh dẫn đường đưa tới một tòa nhà. Từng người một được đưa vào từng phòng một. Tôi được dẫn vào trong một căn phòng có các thiết bị y tế cùng những chai thuốc đủ sắc màu được cất gọn kỳ dị trong các ngăn kéo tủ kính.

    Sau khi vào phòng y tế, có hai nữ sinh vừa nói ra hiệu bảo tôi nằm yên trên giường. Chỉ có một mình tôi trên giường phẫu thuật, vẫn là ты chứ không phải вы. Họ bắt đầu mặc chiếc áo khoác màu trắng và bơm vào bên trong những ống truyền nối vào giường của tôi những chất màu xanh vàng, màu xanh lam, màu tím... mà hình như chúng đang đổi màu. Họ giở cuốn sổ ra và ghi chép, rồi lại đọc. Họ lại tiếp tục bơm vào cơ thể tôi những chất xanh đỏ tím vàng.

    Cô bé tóc vàng đút viên kẹo cao su vào mồm tôi rồi nói tiếng Nga, tôi không hiểu gì hết, chỉ thấy vẫn là cái từ: ты, cô ấy lấy ra viên kẹo tương tự, nhai, thổi bóng rồi làm điệu bộ nuốt luôn cùng với ngón cái chỉ lên. Có lẽ cô ấy muốn nói rằng viên kẹo đó nuốt được.

    Tôi bắt đầu nhai viên kẹo.

    Họ lại nối cơ thể của tôi và những sợi dây kim tiêm. Họ tiếp tục mở phanh ngực của tôi ra và bơm vào đó thuốc giảm đau. Họ lại tiếp tục xì xồ thứ ngôn ngữ mà tôi không hiểu. Đây là Liên Xô nên hẳn họ đang nói tiếng Nga, nhưng nếu là tiếng Ukraina hay Belarus thì tôi cũng chẳng biết được. Họ chú ý đến sọ của tôi và bắt đầu cạo đầu và mổ đầu tôi ra. Họ vừa mổ vừa nói chuyện. Có vẻ họ rất cẩn thận. Có vài học sinh nữa cũng vào để phụ giúp cho ca mổ. Họ nhỏ thứ nước gì vào trong não? Tôi bắt đầu có ảo giác về những hình học kỳ quái đủ thứ màu sắc.

    Họ cùng nhau kéo hai cuộn dây cáp, cái tủ thuốc chui lên trần nhà. Một cái tủ khác chui lên, cái tủ này có lẽ lại là một cái tủ thuốc khác. Nó còn có những dụng cụ, máy móc và vài cuốn sổ, sách...
    Họ lại tiếp tục xì xồ thứ tiếng Tây mà tôi không hiểu. Tôi vừa lắng nghe họ vừa nhìn họ làm việc: Họ ấn vài cái nút bên cạnh một cái tủ. Sau đó họ kéo cửa của cái tủ lên trên bằng ròng rọc. Bên trong cái tủ là cơ thể của một cô gái tầm 17 tuổi không mặc gì được treo lên một cái bảng điện có mấy cái màn hình ghi các số và chữ tiếng Nga, bên dưới sàn của cái tủ là những bông hoa màu hồng hoặc màu xanh lục, xanh lam và chúng đổi màu liên tục theo từng mảng.

    Cái kẹo hết ngọt, tôi thều thào tiếng Anh rằng tôi không muốn ăn kẹo nữa. Hai cô gái vừa nói, vừa ra hiệu tôi không được nhổ, phải nuốt, vẫn là ты. Tôi không thấy khó chịu, chỉ thấy lạ thôi. Họ rất ân cần và lịch sự mặc dù họ là hai cô gái trẻ và họ gọi một lão già sắp chết là ты chứ không phải Вы? Tôi định hỏi họ nhưng đành thôi vì tôi thấy họ rất tập trung.

    Họ bắt đầu nhìn vào bên dưới chiếc giường tôi đang nằm và liên tục đo và ghi chép. Họ nói là “i” có nghĩa là “và”, đó chắc là tiếng Nga, không phải tiếng Ukraina vì tiếng Ukraina “và” là “ta”.

    Trong khoảng thời gian dài, tôi chìm vào màn đêm sâu thẳm, tôi không biết gì, chẳng mơ được gì trong những lúc thiếp đi như thế. Những lúc tỉnh dậy. Tôi chỉ nhìn thấy họ đọc lại những cuốn sổ, những cuốn sách rồi lại đạp vào cái máy phát có bàn đạp cung cấp điện rồi lại quan sát những thứ bên trong cơ thể tôi mà họ đã mổ ra rồi lại ghi chép. Rồi lại nối những dây điện, những dây truyền xanh đỏ tím vàng phát sáng. Khi họ ngừng, tôi lại chìm vào màn đêm sâu thẳm mặc dù tôi không nhắm mắt.

    Rồi một lần khác, họ lại đạp cái máy phát đó, tôi lại tỉnh dậy, nhưng lần này ngoài cái máy phát đạp chân đó còn có một máy phát chạy tự động. Sau khi đạp cái máy phát dường như để khởi động, cái máy to có vẻ chạy mạnh hơn cái máy đạp chân kia. Sau đó, họ bỏ ra ngoài, chắc là để bật cái máy phát đó ở các phòng của những người khác giống như tôi. Một số học sinh khác quan sát mấy cái máy, quan sát tôi rồi đưa tôi vào trong một cái hốc tối tăm rồi đóng cửa lại. Đột nhiên, cái hốc sáng bừng lên thứ ánh sáng kỳ lạ. Tôi không bị chói mắt, mặc dù tôi biết nó sáng hơn cả mặt trời rất nhiều lần.

    Tôi như bị biến thành một dòng điện, tôi tách ra thành nhiều nhánh và bắt đầu chui khỏi cơ thể cũ để tới một nơi. Nơi đó, là một chiếc giường khác với đệm là những bông hoa với những mảnh màu trắng, hồng, và xanh lam. Khi tới nơi, tôi cứ ở đó mà không cảm nhận được giác quan gì cho tới khi tỉnh dậy. Tôi ngồi dậy, không mặc gì.

    Hai nữ sinh đó, vẫn là hai cái lão già mặc váy, sơ vin và đeo khăn đỏ bước vào, họ đem theo quần áo cho tôi. Sao tôi lại biết họ là hai ông già? Họ đã nhồi thông tin đó vào đầu tôi? Dù sao cái thắc mắc về việc họ gọi tôi là ты đã được giải thích.

    Sau khi tháo những dây rợ nối với cơ thể mới của tôi, họ đem cho tôi một bộ đầm tối màu, tạp dề cùng khăn đỏ cùng quần đùi và cái áo lót ba lỗ ôm sát khá mềm có dây siết có thể điều chỉnh và tất đùi. Tôi mặc hết những thứ đó. Hai nữ sinh đưa cho tôi danh thiếp được viết một cách bay bướm. Tôi đánh vần được: Ông tóc vàng là “Natalia Kalashnikov” còn ông tóc hạt dẻ là “Irina Dragunov”. Irina hẳn là người Ukraina, vì danh thiếp viết chữ “i” ngắn chứ không phải chữ N ngược như trong tiếng Nga.

    Họ đưa cho tôi một tấm thẻ, nó không cách điệu, bay bướm như hai tấm danh thiếp kia mà rất nghiêm túc: Tấm thẻ ghi tên mới của tôi: Maria ở trên còn Masha ở dưới bên cạnh là họ Krupsky, ở dòng trên cùng là số seri của thẻ. Dòng cảnh báo bằng tiếng Anh trang trọng: "Không được nói tên cũ. Không được hỏi tên cũ của người khác."

    Từ nay, tôi sẽ là Maria Krupsky. Tôi nhìn những sợi tóc màu nâu rất dài của mình cùng chiếc tạp dề và cái khăn đỏ bên trên bộ váy đầm màu đen.

    Họ nói với tôi mấy câu tiếng Nga mà tôi không hiểu, tôi chỉ biết họ gọi tôi là Masha. Họ thắt cho tôi hai bím tóc đuôi sam bằng cách nối các lọn tóc của tôi vào một cái máy xoáy rất mạnh và buộc gọn lại bằng hai bông hoa trắng. Họ nói chậm và rõ hai câu tiếng Anh:

    "Quên tên cũ đi, ai hỏi thì chỉ được nói: "Tôi là Maria Krupsky tới từ Việt Nam, không nói gì thêm."

    "Cấm tiệt hỏi người khác tên cũ cũng như để lộ tên cũ cho người khác biết."

    Natasha và Irina gom một đám học sinh đeo khăn đỏ đang ngơ ngác và nói dăm câu tiếng Anh để dặn chúng tôi ngồi trật tự. Các nam sinh mặc đồng phục kiểu thủy thủ còn các nữ sinh thì mặc bộ đầm tối màu cùng tạp dề như tôi, các nữ sinh thì được buộc những kiểu tóc khác nhau. Tôi chắc chắn họ là những người già đã đến đây cùng tôi. Sau khi, có lẽ gom đủ hết những người già trong cơ thể mới lại, hai ông già đó bắt đầu dẫn chúng tôi ra ngoài.

    Natasha và Irina dẫn chúng tôi tham quan trường học. Họ dẫn chúng tôi đi qua các hành lang, họ nói tiếng Nga, tôi không hiểu gì cả. Chủ yếu là ra hiệu. Các ông bà học sinh ở đó nói tiếng Nga mà tôi không nghe được gì cả. Xung quanh các hành lang trồng những bụi cây màu xanh đậm. Tôi cố gắng lắng nghe, hi vọng rồi mình sẽ hiểu. Các học sinh cố gắng nói chuyện với chúng tôi nhưng tôi không hiểu họ nói gì. Bỗng có một giọng nữ nói tiếng Anh:

    “Tôi là Katya Miller, gọi đúng kiểu Nga là Katya Melnik, tới từ Mỹ, rất vui được gặp các bạn, các quý ông, quý bà.”

    Có một nữ sinh đeo khăn đỏ, áo sơ mi trắng sơ vin cùng váy ngắn. Tóc của ông ta màu xám đậm và được búi cục gọn ở phía sau. Tôi nghe tiếng Anh không được tốt lắm nên ra hiệu xin giấy bút để có thể nói chuyện với Katya. Các học sinh cũ không ai đưa giấy bút cho tôi mà họ nói gì đó và chỉ vào tạp dề của tôi. Tôi móc từ trong tạp dề ra một cuốn sổ cùng với bút, chính là cuốn sổ nhật ký mà tôi mang theo. Thế là tôi và Katya trao đổi bằng cách viết ra giấy. Mỗi khi đưa cuốn sổ cho tôi, ông ta lại đọc to cho tôi nghe những gì được viết ra giấy bằng tiếng Anh trước, sau đó lặp lại câu đó bằng tiếng Nga. Tôi nhìn ra xung quanh thì thấy đám học sinh mới cũng cố gắng giao tiếp với đám học sinh cũ. Tôi nghe được một câu tiếng Anh đại khái từ một nữ sinh tóc hai bím màu nâu mặc váy sơ vin đeo khăn đỏ được buộc bằng hai chiếc khăn đỏ đính bằng hai ngôi sao đỏ:

    “Chúng tôi cũng là người già như các vị (yous).”

    Bỗng một tiếng rít kéo dài vang lên. Irina nói gì đó với Katya và chỉ tay vào đám học sinh mới là chúng tôi. Katya chỉ về một hướng và nói tiếng Anh: “Theo tôi, lớp tiếng Nga.” Thế là chúng tôi lại kéo nhau đi theo anh nữ sinh này để tới lớp học. Anh ta không chỉ nói mà còn ra hiệu chúng tôi đi theo anh ta. Chúng tôi đi qua khoảng sân rộng mênh mông để đến một dãy tòa nhà khác.

    Chúng tôi được dẫn vào một lớp học, Katya ra hiệu cho chúng tôi ngồi trật tự vào bàn ghế mà móc bút và sách ra để trên bàn. Các ông con gái như tôi móc sách bút từ trong tạp dề còn các bà con trai thì móc từ cái cặp da gắn với thắt lưng da đeo bên hông. Dường như mỗi tôi móc ra hẳn một lọ thủy tinh bút, còn mọi người chỉ có một bút chì cùng tẩy.

    Ở lớp học tiếng Nga do một nam sinh tóc vàng đứng giảng, bà ta cũng mang cái cặp vuông nhỏ gắn cạnh hông như đám con trai và con gái không mang tạp dề, Katya có vẻ đang giới thiệu chúng tôi là học sinh mới. Bà nam sinh đó viết lên bảng “dòng chữ tiếng Nga: Tôi là Vladimir Tereshkova.” và mở miệng giới thiệu tên của mình bằng tiếng Nga.

    Tôi nói tiếng Anh ngỏ ý hiểu bà ấy nói gì. Vladimir liền chỉ ngón cái xuống dưới đất và nói câu tiếng Nga gì đó, Katya nói với cả lớp bằng tiếng Anh: Chỉ nói tiếng Nga và nhắc lại câu tiếng Nga của Vladimir. Tôi nhận ra xung quanh thi thoảng sẽ có một hoặc nhiều học sinh bu ngoài cửa sổ lớp học. Katya đi lại xung quanh lớp học như để hỗ trợ chúng tôi học hoặc dịch cho chúng tôi sang tiếng Anh. Chúng tôi tập trung dùng giấy bút từ trong tạp dề để sẵn sàng tập viết chữ. Tôi sẽ ghi chép cách đánh vần các chữ cái và các từ cùng biến thể ngữ pháp của chúng trong các câu tiếng Nga bằng phiên âm Latin.

    Chúng tôi cứ học cách đọc các ký tự tiếng Nga, rồi lại học cách đánh vần. Tôi cẩn thận ghi chép từng từ bắt đầu bằng ký tự “A” là ký tự đầu tiên.

    Trời tối rồi mà vẫn chưa có đèn, họ thắp nến để chiếu sáng lớp học. Những ngọn nến phát ra ánh sáng rất sáng màu xanh lá cây mà dây nến giống như những que hàn, có vẻ những cây nến này hoạt động bằng phản ứng hoá học. Họ lại tiếp tục xì xồ về cái nến đó, buổi học tiếng Nga vẫn diễn ra khi Katya và Vladimir cố dạy chúng tôi đánh vần và kể những chuyện gì đó bằng tiếng Nga. Katya viết giấy cho tôi. Tiếng Anh của tôi cũng không giỏi, hình như họ có kế hoạch để chúng tôi làm việc trong dự án kéo dài thêm cuộc sống của chính mình. Bằng cách dùng cơ thể nhân tạo thay cho cơ thể già yếu kia.

    Chúng tôi lại tập trung để học lại một ngôn ngữ khác như các học sinh lớp một mới tới ngôi trường không phải mẫu giáo. Tôi nhìn xung quanh, ai nấy đều nghiêm túc học chứ không lộn xộn như đám học sinh lớp một mới tới lớp. Dù sao thì, chúng tôi đều là những người già yếu, phải tới đây vì hoàn cảnh ngặt nghèo nên ai cũng ý thức được thứ gì phải làm.

    Dưới ánh nến sáng trưng, chúng tôi lại tiếp tục chú tâm vào sách vở, sách giáo khoa. Chắc sách giáo khoa này là dành cho bọn lớp một. Chúng tôi lặp lại những âm đánh vần các từ có hình minh họa mà Vlad và Katya hướng dẫn. Họ cứ đọc chậm chậm, còn chúng tôi cứ lặp lại. Chúng tôi đọc những chữ cái đó theo hướng dẫn của Vladimir, rồi lại chép vào vở.

    Trời cũng đã rất tối rồi, dưới những hiệu lệnh của Katya, chúng tôi trật tự cất hết sách và bút. Con trai cất vào túi đeo cạnh thắt lưng, còn con gái thì cất vào tạp dề. Dường như cái tạp dề này có thể chứa được nhiều thứ hơn là kích thước bên ngoài của nó. Chắc cái túi thắt lưng của mấy bà con trai cùng mấy ông nữ sinh cũ không đeo tạp dề cũng như vậy. Tôi ngoái lại nhìn căn phòng học chìm vào bóng tối sau khi Vladimir đem cái nến đi chỗ khác.

    Katya dẫn chúng tôi đi trên các hành lang nửa tối nửa sáng với ánh đèn từ sân hắt vào. Đến một hành lang khác sáng hơn thì trên đường đi là các phòng. Nhìn bề ngoài thì có vẻ giống các lớp học với các học sinh đang thực hành. Nhưng nhìn kỹ, nó giống như các công nhân và kỹ sư đang làm công việc của mình hơn. Hình như không có phòng nào giống một lớp học bình thường ngoại trừ căn phòng mà chúng tôi vừa rời.

    Tôi cố nhìn kỹ hơn. Có một vài ông nữ sinh đang quây quanh một thiết bị điện trông giống một tổ giun với các dây điện chằng chịt với vỏ nhựa đủ màu sắc. Họ đeo ngược chiếc khăn đỏ trên trán và dùng nó để bịt vào mắt mỗi khi nhìn vào thứ gí đó phát sáng. Họ tháo ra, nối lại những sợi dây và các bảng điện rồi lại chạy thử cái máy. Họ giở lại các ghi chép và lại cẩn thận vận hành cái máy. Dường như, cái máy vẫn chưa chạy đúng ý họ. Họ lại giở mấy chiếc hòm ra và xem xét, thảo luận về đống vật tư trong hòm đó.
    Phòng bên cạnh tối om y hệt phòng học vừa rồi. Rồi đột nhiên sáng lên ánh sáng của mấy cái nến dây đốt kim loại. Rồi các cô gái, chàng trai lại nhìn vào máy đo, ghi chép và thảo luận. Họ cẩn thận làm các thử nghiệm với các loại hóa chất rồi ghi chép, tính toán vào giấy và máy tính.

    Chúng tôi lại đi qua nơi chế biến thức ăn. Ở đó, họ dùng các máy đạp bằng chân để các lưỡi dao gọt nhiều quả táo và lê đã được cố định vào trục cùng một lúc, gọt xong, họ tháo chúng ra và cẩn thận rửa sạch từng quả một. Có vẻ mấy cái máy to không gọt nhiều quả một lúc một cách hiệu quả nên họ vội chuyển sang các máy nhỏ hơn và dồn sức gọt bằng cách đạp chân. Gọt xong, họ cúi xuống để gỡ quả lê, táo, dưa vàng đó ra vứt vào chậu.

    Cuối cùng, chúng tôi đã tới căng tin. Nơi các học sinh dùng bữa tối. Một số nữ sinh đeo tạp dề trông có vẻ như dính những vết bẩn sau một công việc cơ khí, máy móc gì đó.

    Katya bảo rằng muốn có ăn thì phải làm việc. Tôi trả lời anh ta: Chúng tôi mới tới, chưa có công việc gì. Katya bảo rằng chiều mai chúng tôi sẽ phải làm việc ở ruộng. Nói chung từ mai tôi sẽ phải làm việc trong các dự án của họ.

    Nhưng trước hết, đám học sinh mới trong đó có tôi phải học tiếng Nga đã, lịch học sẽ diễn ra từ buổi sáng cho tới chiều đi làm việc chân tay. Trong giờ ăn, anh ta dạy tôi tiếng Nga bằng cách giới thiệu từ vựng từ thế giới xung quanh. Từ những cái lọ thuỷ tinh, chiếc váy, đôi giày và cái khăn đỏ rồi cái thìa hay ngôi sao đỏ đều được dùng để chúng tôi biết chúng là gì trong tiếng Nga. Anh ta chỉ vào chiếc giày đen của một học sinh rồi lại chiếc giày trắng, giày nâu rồi giày xanh, giày đỏ. Rồi anh ta lại chỉ vào đôi tất và những chiếc quần tất đủ màu sắc mà các nữ sinh đeo. Cứ như vậy, anh ta đã tiện thể dạy từ vựng tiếng Nga cho chúng tôi. Anh ta cũng chỉ cho chúng tôi các từ đó biến đổi ra sao khi ở số nhiều và trong các mẫu câu.

    Katya nói với chúng tôi bằng những dòng chữ tiếng Anh trên cái bảng nhỏ để trống ở một góc tường: Toàn bộ số tiền thu được một phần sẽ được chia cho toàn bộ cán bộ công nhân viên xí nghiệp này mỗi khi xong một dự án. Một phần khác sẽ được dùng để đầu tư và chi tiêu các chi phí của xí nghiệp. Hiện giờ, họ đang có một dự án âm nhạc kỷ niệm ngày chiến thắng đánh bại phát xít sẽ diễn ra vào ngày chín tháng Năm. Và có thể chúng tôi sẽ làm việc trong công tác chuẩn bị cho sự kiện này.

    Chúng tôi được Katya hướng dẫn tự giác lấy thức ăn theo ý thích, sau đó đem ra quầy thanh toán và trả tổng số tiền mà họ giơ bảng ra. Tôi để ý thấy Katya có nói chuyện với một nữ sinh tóc hai bím màu nâu đang ăn khoai tây và nước soda bằng tiếng Anh. Có lẽ là họ đang bàn về sắp xếp công việc cho chúng tôi. Nữ sinh kia có phải là một anh già ngoại quốc giống như chúng tôi? Có phải anh ta cũng tới từ Mỹ như Katya? Họ bắt đầu nói bằng tiếng Nga, chúng tôi vừa ăn, vừa để ý xem các hành động của họ để hi vọng có thể quen dần với tiếng Nga. Họ thấy thế cũng liền biểu diễn một số hành động, đồ vật bằng tiếng Nga cho chúng tôi xem.

    Ăn xong, chúng tôi được dẫn về phòng, sân trường tối om, tối đến nỗi không thấy một chút đường nét nào cả. Căn phòng của chúng tôi có những chiếc giường tầng và có tên của người được xếp vào giường đó. Katya nhắc chúng tôi ngủ sớm để ngày mai còn đi học tiếng Nga và lao động. Họ nhắc chúng tôi cởi quần áo ngoài ra, chúng tôi chỉ mặc đồ lót kiểu áo ba lỗ và quần đùi. Đám con trai, con gái cứ thế ở chung phòng với nhau mà không có những suy nghĩ không nên có nào cả.

    Chúng tôi dần chìm vào giấc ngủ khi những tấm rèm che ánh sáng từ bên ngoài lọt vào. Giấc ngủ như cái hố đen kịt nhưng an toàn và yên bình… Tôi tự nhủ với mình rằng phải làm việc để có tiền chữa bệnh cho cháu trai. Hoặc cũng có thể tìm đến những công nghệ nào đó để chữa cho thằng bé căn bệnh quái ác từ cái trường học này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/2/24
    Chpn thích bài này.

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)